Rắn cắn, sơ cứu và phòng ngừa (Phần1)

0
(0)

Trong bài này, mình xin chia sẻ đến các bạn bài viết về rắn cắn, sơ cứu và phòng ngừa. Bài viết sẽ chia làm hai phần để các bạn tiện theo dõi. Trong bài này là nhũng kiến thức chung nhất về rắn và những triệu chứng.
Bài viết có sử dụng nguồn đã được cho phép từ sinh viên khoa Y Đại học Quốc gia TP.HCM
Đối với những bạn khiếm thị, bạn có thể đọc tham khảo để cung cấp kiến thức kịp thời cho người chung quanh (nếu có sự cố).
1. Giới thiệu
Hầu hết các loài rắn không gây nguy hiểm cho con người. Chỉ có khoảng 15% trên toàn thế giới và 20% ở Hoa Kỳ là có nọc độc. Vết cắn của chúng có thể gây thương tích nặng và đôi khi tử vong.
Có bốn nhóm rắn độc ở Bắc Mỹ: rắn đuôi chuông, copperheads (loài rắn màu hồng hoặc nâu đỏ có nọc độc), water moccasins và coral snakes (một con rắn có nọc độc có màu sắc rực rỡ thuộc họ rắn hổ mang, thường có các dải màu đỏ, vàng, trắng và đen dễ thấy).
Đông Nam Á có 2 họ rắn độc chủ yếu:
-Họ rắn hổ (Elapidae): Có 2 móc độc ngắn, dựng lên và cố định ở phần trước xương hàm trên. Gồm: Rắn hổ đất, rắn hổ mèo, rắn hổ chúa, rắn hổ mang, rắn cạp nia, rắn cạp nong, rắn biển
-Họ rắn lục (Viperidae): Có 2 móc độc dài, bị gấp lại theo 2 bên xoang hàm trên. Khi chuẩn bị tấn công, 2 móc độc giương lên. Gồm: Rắn lục xanh, rắn lục hốc má, rắn lục xanh đuôi đỏ hoặc rắn lục tre
Hãy đề phòng để bảo vệ bản thân và người khác không bị cắn. Các nguyên tắc sơ cứu để điều trị bất kỳ loại rắn cắn là như nhau.
2. Nhận biết rắn độc•
Nhận biết rắn độc bằng kích thước, hình thể, màu sắc, móc độc
+Thường có màu sắc sặc sỡ hơn rắn lành
+Đầu hình tam giác, phủ những vảy nhỏ, phân biệt rõ với thân
+Đồng tử bầu dục
+Có hố má 2 bên đầu, giữa mắt và mũi (cảm giác nhiệt) nhận biết động vật máu nóng ở gần (chim, thú)
+Vảy đuôi của rắn độc thường được phân thành từng hàng riêng lẻ.
+Có 2 móc độc, dài, phân biệt rõ với răng
+Đối với rắn nước: Rắn nước cũng có con độc con không. Rắn nước độc, chúng thường bơi theo kiểu nổi toàn thân, còn rắn không độc thì chỉ nổi đầu, thân mình giấu dưới mặt nước.
Với rắn độc, ở khoảng giữa mắt và lỗ mũi của chúng sẽ có cái hốc nhỏ.
Rắn không độc thường có con ngươi tròn, trong khi rắn độc thì con ngươi sọc dọc.
Nếu là rắn độc thì nhất định có một vết răng hoặc hai vết răng của răng độc.
Rắn độc có răng rãnh trước này thường có độc tính tương đối mạnh.
3. Triệu chứng
Thay đổi tùy loại rắn và lượng nọc độc vào cơ thể:
*Triệu chứng tại chỗ
-Đau tại chỗ ngay tức thì
-Sưng phù, đỏ da, bầm da tại vết cắn và xung quanh
-Bóng nước
-Sưng đau hạch vùng
-Bầm da
-Nhiễm trùng, hoại tử tại chỗ.
*Triệu chứng xuất huyết
-Chảy máu vết cắn
-Xuất huyết da
-Chảy máu chân răng
-Xuất huyết tiêu hóa
-Tiểu máu
-Xuất huyết não
*Triệu chứng thần kinh
-Liệt dây thần kinh sọ não ( khó nuốt, sụp mi, thở khó, liệt hô hấp)
-Mê
-Co giật
-Liệt chi
*Triệu chứng hô hấp
-Ngưng thở
-Thở nhanh
*Triệu chứng khác
-Rối loạn tiêu hóa ( Buồn nôn, nôn, khó chịu, đau bụng, yếu toàn thân, mệt lã)
-Sốt
-Sốc
-Vàng da
-Thiểu niệu
-Rối loạn nhịp tim
4. Các việc cần làm ngay khi bị rắn cắn
-Loại bỏ bớt nọc độc và làm chậm sự di chuyển của nọc độc từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể
-Theo dõi phát hiện dấu hiệu nặng
-Bảo vệ tính mạng của bệnh nhân, ngăn chặn và xử trí sớm các biến chứng trước khi đưa bệnh nhân đến được cơ sở y tế.
-Vận chuyển bệnh nhân một cách nhanh nhất, an toàn nhất đến cơ sở y tế.
Hi vọng các bạn có thêm những kiến thức bỏ túi cho riêng mình. Kì sau sẽ là những cách sơ cứu tại chỗ và giải pháp ngăn ngừa rắn cắn nhé.
Phạm Minh Trung

Bạn có thấy bài viết hữu ích không?

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *