BONG GÂN và cách sơ cứu

– Trong đời sống hàng ngày, bong gân và trật khớp thường xảy ra trên những đối tượng thường xuyên di chuyển để làm những công việc nặng nhọc, người chơi thể thao (bóng đá, bóng chuyền,…). Vậy làm cách nào để có thể sơ cứu nếu chẳng may gặp phải trường hợp bong gân? Bài viết này hi vọng sẽ giúp bạn phần nào có thêm kiến thức về cách sơ cứu trong trường hợp này nhé.
– Bong gân là từ ngữ dân gian (được ngành Y khoa Việt Nam chấp nhận là thuật ngữ khoa học) chỉ tình trạng tổn thương dây chằng (cấu trúc kết nối xương với xương tại khớp). Bong gân thường xảy ra do những lực tác động bất ngờ làm kéo căng quá mức và thậm chí là đứt dây chằng, dẫn đến tình trạng mất vững khớp nhưng chưa gây trật khớp.
1. Triệu chứng:
– Đau khi nghỉ ngơi hoặc khi chi chấn thương cử động.
– Sưng nề, bầm tím.
– Chi chấn thương cử động hạn chế.
2. Các bước sơ cứu bong gân:
– Bước 1: Áp dụng R.I.C.E để giảm đau, giảm sưng, giảm bầm tím
+ Rest: Để nạn nhân và chi chấn thương nghỉ ngơi.
+ Ice: Chườm lạnh 15 phút/mỗi 2 giờ/24 giờ đầu, sau đó 15 phút/mỗi 4 giờ/24 giờ tiếp theo. Luôn nhớ rằng không chườm đá trực tiếp lên vùng chấn thương, nên dùng một chiếc khăn mỏng phủ lên vùng chấn thương sau đó chườm túi đá lên.
+ Compression: Băng ép vùng chấn thương bằng băng thun. Luôn đảm bảo rằng băng chắc vừa phải nhưng không quá chặt, băng rộng ra khỏi vùng chấn thương (ví dụ: chấn thương mắt cá chân nên băng từ ngón chân đến dưới gối). Kiểm tra tuần hoàn phía xa chỗ băng ép 10 phút/1 lần, nếu mất tuần hoàn (mất mạch, chi lạnh, tím tái,.) thì nới lỏng băng.
+ Elevation: Kê cao chi chấn thương.
– Bước 2: Tránh H.A.R.M
+ Heat: Tránh nhiệt.
+ Alcohol: Tránh rượu.
+ Runing or other exercise: Tránh cử động vùng tổn thương.
+ Massage: Tránh xoa bóp.
– Bước 3: Tìm kiếm sự hỗ trợ y tế khác (nếu cần)
1.3. Lưu ý
– Nên đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng sau đây:
+ Nghe tiếng bốp (popping) khi xảy ra chấn thương.
+ Có bất kì vết thương hở nào tại vùng chấn thương.
+ Sau 24h đầu, sưng, đau, sốt không giảm mà tăng lên đáng kể.
– Để giảm đau có thể dùng NSAIDs. Ví dụ: Aspirin (chỉ dùng cho người > 16 tuổi), Ibuprofen.
– Rất khó để phân biệt bong gân có kèm gãy xương hay không. Nếu có bất cứ nghi ngờ gì, sơ cứu như gãy xương. Không di chuyển khớp khi nghi ngờ có gãy xương đi kèm.
– Sau 48h đầu, nên tập vận động vùng tổn thương nhẹ nhàng nhất có thể.
(Nguồn từ tài liệu được cho phép từ sinh viên khoa Y Đại học Quốc Gia TP.HCM).
Phạm Minh Trung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *