NHỮNG CÁCH TÌM KIẾM HIỆU QUẢ TRÊN INTERNET

0
(0)

Internet giờ đây đã trở thành một điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Internet giống như một tiệm tạp hóa khổng lồ, là nơi chúng ta có thể tìm kiếm mọi thứ. Bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt trình độ kiến thức, đều có thể tìm kiếm thông tin tùy theo sở thích và nhu cầu. Tuy nhiên, có mấy ai tìm được những thứ ấy sao cho nhanh gọn lẹ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn, nhất là các bạn khiếm thị, những cách hiệu quả để tìm kiếm thông tin trên Internet. Đây là những cú pháp mình đã tổng hợp được; theo mình, chúng chính là những chiếc “Chìa khóa vàng” cho việc tìm mà kiếm bạn nên biết.
1. Tìm từ khóa trong tiêu đề trang web (intitle & allintitle)
Khi các bạn tìm thông tin trên mạng, bạn muốn tìm những trang web có tiêu đề là các từ khóa đã nhập trong phần tìm kiếm, bạn sử dụng cú pháp “Intitle:”. Với cú pháp này, Google sẽ trả về cho bạn những kết quả gồm tất cả các từ khóa hoặc một trong số những từ khóa, cũng có khi là các kết quả liên quan đến từ khóa đó.
Ví dụ: Nếu bạn muốn tìm các trang web có tiêu đề là từ khóa “Happysun”, bạn nhập vào ô tìm kiếm như sau: Intitle:Happy sun
Nếu bạn muốn tìm một trang web có tiêu đề là tất cả các từ khóa đã nhập, bạn dùng cú pháp “Alintitle:”
Ví dụ: Bạn muốn tìm tiêu đề trang web phải có các từ khóa “Nhật Hồng, bạn nhập cú pháp: Alintitle:Nhathong. Bạn có thể viết liền không dấu hay có dấu đối với những từ tiếng Việt
2. Tìm từ khóa theo loại tệp (filetype):
Bạn rất muốn tìm một tập tin với phần mở rộng nào đó trên mạng, nhưng khi tìm kiếm thì lại thấy những web ấy có giao diện khá phức tạp, nhiều khi lại không tìm được file như ý muốn. Bạn có thể sử dụng “Filetype:” để tìm file với phần mở rộng như mong muốn.
Ví dụ: Muốn tìm file “Kính Vạn Hoa” với phần mở rộng là Docx, bạn nhập vào: Kính Vạn Hoa filetype:docx
3. Tìm kiếm trong một trang cụ thể (site):
Bạn muốn tìm bài viết từ một trang web cụ thể, bạn dùng cú pháp “Site:”, bạn sẽ tìm được những tài liệu ở đúng nơi.
Ví dụ: Bạn muốn tìm từ khóa “Bàn phím Laban Key” trên trang newhappysun.org, bạn thực hiện: Bàn phím Laban Key site:newhappysun.org
4. Tìm kiếm chính xác từ khóa (“”):
Bạn có thể nhập từ khóa trong dấu ngoặc kép để có thể tìm được kết quả gồm tất cả các từ.
Ví dụ: Muốn tìm từ khóa Tiệm bánh Happy Sun trên mạng một cách chính xác và đầy đủ, bạn nhập: “Tiệm bánh Happy Sun”, bạn sẽ tìm được kết quả gồm tất cả các từ trong dấu ngoặc kép
5. Tìm kiếm từ khóa bắt buộc (+):
Khi bạn tìm một nội dung mang tính rộng lớn, bạn yêu cầu phải có một nội dung nhỏ trong phần tìm kiếm, bạn sử dụng dấu cộng
Ví dụ: Bạn tìm từ khóa “Trung tâm khiếm thị Nhật Hồng” và phải có nội dung là lễ tổng kết, bạn làm như sau: “Trung tâm khiếm thị Nhật Hồng”+”Lễ tổng kết”
Ngược lại, khi bạn muốn bỏ đi một nội dung nào đó, bạn sử dụng dấu trừ
Ví dụ: Bạn tìm từ khóa “Computer” nhưng không muốn xem các dòng máy thuộc hàng Lg, bạn nhập: “Computer”-“Lg”
6. Tìm kiếm theo ký tự thay thế cho từ chưa biết (*):
Bạn tìm tên của một bài hát nào đấy, nhưng chỉ nhớ lõm bõm vài từ, bạn có thể sử dụng dấu sao với những từ hoặc kí tự không nhớ rõ.
Ví dụ: Bạn tìm tên bài hát “Một ngày mới” nhưng bạn quên mất chữ ngày, bạn viết: Một * mới, Google sẽ trả về các gợi ý cho bạn
7. Tìm tin tức xuất phát từ một đất nước nào đó (location):
Bạn muốn tìm tin tức từ một đất nước cụ thể nào đó, bạn dùng “Location:”.
Ví dụ: Bạn muốn tìm thông tin về ca sĩ “Minh Vương”tại Mỹ, bạn viết: Minh Vương location:America
8. – OR dùng để tìm kiếm 1 trong 2 từ khóa. AND dùng để tìm kiếm nội dung chứa cả 2 từ khóa:
Khi muốn tìm một trong hai nội dung tìm kiếm, bạn sử dụng “OR”, còn nếu muốn tìm cả hai nội dung tìm kiếm, bạn dung “AND”
Ví dụ: Nếu tìm từ khóa Olympic 2012 or 2016, Google sẽ trả về, Olympic 2012 hoặc Olympic 2016. Còn nếu thay từ or bằng and, Google sẽ trả về cả hai, nghĩa là Olympic 2012 và Olympic 2016.
Đối với or, tùy vào thứ tự trước or và sau or thì Google sẽ có sự ưu tiên, tức là Google sẽ tìm các kết quả có liên quan đến từ khóa nằm trước or, rồi mới tìm các kết quả về từ khóa nằm ở sau or
9. Định nghĩa của một từ (Define):
Bạn chỉ cần dùng define: sau đó là từ cần định nghĩa.
Ví dụ: Bạn muốn tìm định nghĩa của từ “Plus”, bạn viết: Define:Plus
10. Đổi đơn vị tiền tệ (in):
Bạn chỉ cần dùng in trước loại tiền mà bạn muốn chuyển đổi.
Ví dụ: Muốn đổi $100 USD sang GBP, bạn gõ: $100 USD in GBP
Muốn đổi $100 USD sang tiền Việt Nam, bạn gõ: $100 USD in VND
Ngoài ra, cú pháp này còn có thể sử dụng được với khối lượng, nhiệt độ, …
Vừa rồi là một vài cách tìm kiếm mà mình thấy rất cần thiết khi bạn dùng Internet. Chúc bạn thành công với những cách tìm kiếm này và trở thành một chuyên gia tìm kiếm thực thụ.
Người viết: Lôi trường Giang

Bạn có thấy bài viết hữu ích không?

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *