Cây chè

0
(0)

Cây chè, ở miền Nam còn gọi là trà. Từ lâu, chè đã là một nét ẩm thực độc đáo của người dân Á Đông. Hầu hết mọi người chỉ coi chè như một loại cây dùng để nấu nước uống hàng ngày. Rất ít người biết rằng cây chè cũng được dùng làm thuốc chữa một số bệnh lý thường gặp. Trong bài viết này, tôi xin giới thiệu đến quý bạn đọc về tác dụng và cách dùng cây chè.
Cây chè thuộc họ chè theaceae.
Ta dùng búp và lá chè non (folium theae), sao khô làm thuốc, thường gọi là chè hương hay chè tàu. Còn họi là trà điệp.
Chè là 1 cây khỏe, mọc hoang, nếu không cắt xén có thể cao tới 10m hoặc hơn, đường kính thân có thể đạt tới mức 1 người ôm không giáp. Đôi khi cây chè còn mọc thành rừng gỗ trên núi đá cao. Nhưng trong khi trồng, thường người ta cắt xén để tiện việc thu hái, cho nên cây chè thường chỉ cao nhất là 2m. Nhiều cành đâm ngay từ gốc. Lá mọc so le, không rụng. Hoa to trắng, mọc ở kẽ lá, mùi rất thơm, nhiều nhị. Quả là 1 nang thường có 3 ngăn, nhưng chỉ có 1 hạt do các hạt khác bị teo đi. Quả khai bằng lối cắt ngăn, hạt không phôi nhũ, lá mầm lớn, có chứa dầu.
Chè là 1 cây có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc đã biết dùng chè từ 2.500 năm trước Công Nguyên, sau tới Nhật Bản và các nước Châu Á khác. Hiện nay, cây chè được dùng ở nhiều nước. Nước Liên Xô cũ cũng rất phát triển việc trồng chè.
Ở nước ta, chè được trồng nhiều nhất ở các tỉnh Phú Thọ, rồi tới Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, các tỉnh miền Nam cũng trồng rất nhiều, cụ thể như Quảng Nam, Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Đắc Lắc, Lâm Đồng.
Chè dùng để làm thuốc được hái vào mùa xuân: hái búp và lá non. Vò rồi sao cho khô giống như cách chế biến chè hương để pha nước uống của dân gian. Cho nên ta có thể dùng chè (hương hay chè tàu) làm thuốc .
Không dùng chè Đen hay chè Mạn, vì những loại chè nầy đã được cho lên men rồi mới phơi hay sấy khô.
Chè được dùng pha nước uống, làm thuốc kích thích do cafein và chữa lỵ theo như đơn sau đây:
Chè hương 100g
Cam thảo 100g
Nước vừa đủ 100ml
Cách chế: lấy chè và cam thảo đổ nước vào cho ngập. Đun sôi trong nửa giờ, sau đó lọc lấy nước. Bã còn lại thêm nước xâm xấp và đun sôi trong nửa giờ nữa, sau đó lọc lấy nước. Đổ chung cả 2 lần nước vào nhau, đun để cô đặc cho đến khi còn 100ml. Thêm natri benzôat 0,30g hoặc cho thêm 0,03g nipagin vào để bảo quản. Có thể không cho cam thảo hoặc natri benzoat hay nipagin cũng được, nhưng vị sẽ không ngọt và không để lâu được.
Mỗi ngày dùng 4 lần, mỗi lần 5-10ml. Mỗi lần điều trị cần 3-5 ngày.
Đối với người không chịu được nước chè có thể chế thành dung dịch 10% rồi thụt giữ như sau:
Lấy 10g nước chè, sắc trong nửa giờ, rồi lọc. Mỗi ngày thụt 1-2 lần, mỗi lần 100ml.
Đơn thuốc này thường chỉ áp dụng đối với người lớn. Một số người có thể mất ngủ do tác dụng của cafein. Do đó nên uống hay thụt vào sáng hoặc trưa.
Đơn thuốc này đã áp dụng có kết quả ở một số bệnh viện ở Trung Quốc và Việt Nam để điều trị các trường hợp lỵ do trùng shiga.
Trên đây là những thông tin về cách dùng, công dụng của cây chè. Nếu các bạn có phương thức sử dụng gia truyền có hiệu quả hãy chia sẻ để mọi người cùng nhau học hỏi và giúp nền y học cổ truyền ngày càng phát triển bền vững hơn. Mong rằng các bạn có thật nhiều kiến thức bổ ích từ bài viết này. Chúc các bạn luôn vui và hạnh phúc.
Hoàng Minh Trí

Bạn có thấy bài viết hữu ích không?

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *