Hạnh phúc cũng có công thức

0
(0)

Xưa nay, nhiều người nghĩ rằng, không có công thức nào là hoàn hảo để định nghĩa hạnh phúc, vì mỗi người lại có mỗi cách hiểu riêng, tùy vào thời điểm, giai đoạn, bối cảnh, và rất nhiều yếu tố mang tính cá nhân. Cách hiểu này không sai nhưng chưa đủ, vì nếu hiểu hạnh phúc theo cách riêng của mình thì đó có thể là sự bằng lòng, sự hài lòng, sự áp lực, hay bất kì một thứ gì khác mà chính chúng ta đang tự huyễn hoặc chính mình. Thế nhưng bạn có biết rằng, hạnh phúc thực sự có công thức, thậm chí lại là công thức theo khoa học hẳn hoi.
Hạnh phúc có nguồn gốc từ đâu? Có thể từ việc được khen ngợi, từ việc đạt được một mục tiêu, từ việc nhận quà hoặc từ việc yêu thương và được yêu thương? Đúng vậy, những trải nghiệm này đều có thể làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc, và hiện tượng này có thể được giải thích thông qua các hormone hạnh phúc, hay còn được gọi là “DESO”. DESO thực chất là viết tắt của bốn chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter): Dopamine, Endorphin, Serotonin, Oxytocin. Mỗi chất này đại diện cho một loại cảm xúc khác nhau, tạo nên cảm giác “hạnh phúc” mà chúng ta trải qua.

1. Dopamine – Hạnh phúc khi đạt được mục tiêu
Dopamine là chất neurotransmitter được sản sinh khi chúng ta hoàn thành một mục tiêu. Nó mang lại niềm vui và hài lòng ngay lập tức, ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm giác của bạn, khiến bạn cảm thấy hứng khởi và hạnh phúc.
Hoạt động thể chất như tập thể dục hoặc chơi thể thao giúp tăng cường việc sản sinh dopamine trong não, làm cho chúng ta cảm thấy vui vẻ và tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, các chất như rượu, bia hoặc các chất kích thích như cocain và nicotin chứa lượng dopamine lớn. Điều này giải thích tại sao nhiều người chọn lựa sử dụng chúng để giải quyết căng thẳng, khiến cho cơ thể nhận được dopamine một cách bị động. Điều này dẫn đến việc có khả năng gây nghiện sau khi sử dụng trong thời gian dài. Hãy tỉnh táo lựa chọn cách kích thích dopamine thông qua việc tập luyện hoặc thưởng cho bản thân một bữa ăn ngon hoặc bất kỳ điều gì khiến bạn cảm thấy hạnh phúc khi đạt được những mục tiêu nhỏ trong hành trình của cuộc sống nhé.

2. Endorphin – Hạnh phúc từ Năng Lượng Tích Cực
Endorphin là một chất được giải phóng trong cơ thể khi chúng ta tham gia vào các hoạt động ăn uống và tập thể dục. Hormone này có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng tổng thể của chúng ta, như mức độ buồn ngủ hay khả năng chịu đựng đau đớn của cơ thể. Endorphin chính là những “chất xúc tác” điều chỉnh đồng hồ sinh học của con người. Do đó, nếu bạn thường xuyên thức khuya và ngủ ban ngày, có thể bạn đang thiếu hoạt động thể chất, khiến cơ thể không sản xuất đủ endorphin, gây ra sự rối loạn trong đồng hồ sinh học.
Endorphin cũng giúp chúng ta cảm thấy kết nối với người khác, tăng cường cảm giác đồng cảm và sự chia sẻ với những người xung quanh. Vì vậy, hormone này được sản sinh mạnh mẽ khi chúng ta làm việc có ý nghĩa, tham gia vào các hoạt động tình nguyện, hoặc chia sẻ kiến thức với bạn bè, người thân và cộng đồng.
Endorphin là nguồn gốc của năng lượng tích cực, giúp chúng ta giảm căng thẳng và lo lắng, tăng cường cảm xúc tích cực, tạo ra sự tự tin và lạc quan trong cuộc sống. Một lần nữa, endorphin nhắc nhở chúng ta rằng cần phải duy trì hoạt động thể chất đều đặn và hãy tận hưởng những khoảnh khắc ý nghĩa bên gia đình và bạn bè.

3. Serotonin – Hạnh Phúc Từ Lời Khen
Khi chúng ta nhận được lời khen, sự công nhận, serotonin trong cơ thể chúng ta sẽ được kích hoạt. Cảm giác hạnh phúc mà serotonin mang lại thúc đẩy chúng ta liên tục tìm kiếm sự tán thưởng và thừa nhận từ những người xung quanh. Serotonin cũng liên quan đến giá trị vật chất, như việc nhận lương, tặng quà cho gia đình hoặc người thân, cũng như việc thăng chức. Những điều này thể hiện mong muốn của con người được công nhận và đánh giá. Vì vậy, đừng ngần ngại cho ai đó một liều serotonin bằng việc công nhận họ thật lòng nếu có thể, và cũng đừng ngại với những lời khen mà người khác dành cho mình. Chỉ cần chân thành với nhau thì serotonin là điều hiển nhiên giữa người với người luôn được lan tỏa.
Hormone serotonin chủ yếu được tìm thấy trong hệ tiêu hóa của cơ thể, giúp điều chỉnh chức năng và chuyển động của ruột, bao gồm khả năng co bóp của ruột. Điều này cũng giúp giảm cảm giác đói. Để tăng cường mức độ serotonin trong cơ thể, chúng ta có thể tham gia các hoạt động vận động ngoài trời, ăn cơm cùng gia đình, thực hiện các hoạt động giảm căng thẳng và đảm bảo có đủ giấc ngủ.
Serotonin khuyến khích chúng ta thay đổi và phát triển tích cực để nhận được sự công nhận từ người khác. Tuy nhiên, đừng quên rằng việc tự công nhận và trân trọng bản thân cũng rất quan trọng.

4. Oxytocin – Hạnh Phúc Từ Tình Yêu Thương
Oxytocin được biết đến như hormone của tình yêu, đại diện cho hành động yêu thương không điều kiện. Khi chúng ta thể hiện những cử chỉ âu yếm, nhận được những lời nói và hành động thể hiện sự yêu thương và gần gũi, não bộ của chúng ta sản sinh hormone này. Sự kết hợp giữa serotonin và oxytocin giúp chúng ta cảm thấy đầy sự yêu thương và tin tưởng, từ đó hình thành sự đồng cảm và kết nối sâu sắc với người và thế giới xung quanh.
Oxytocin tượng trưng cho tình yêu không điều kiện, như tình cảm giữa mẹ và con, trong đó việc cho đi mà không cần nhận lại mang lại hạnh phúc tuyệt vời. Hormone này hướng chúng ta đến một cuộc sống đẹp hơn, biết yêu thương và chia sẻ không điều kiện. Vì vậy, hãy tích cực trao đi những yêu thương của bạn đến với người xung quanh. Nhớ rằng, bản thân mỗi người cũng xứng đáng nhận được sự yêu thương này từ chính bản thân cá nhân đó.

Bạn đọc có thể đọc thêm về “DESO” trên internet để tìm thêm nhiều cách kích thích loại hormone này, nhằm đem lại cho cơ thể thật nhiều cảm giác “hạnh phúc” thực sự. Đồng thời, đây cũng là cách trực tiếp mỗi chúng ta đều đang trên con đường tự tìm kiếm hạnh phúc cho chính mình mà không trông đợi ở đâu xa. Chúc các bạn luôn duy trì được cảm giác hạnh phúc.

(Phạm Minh Trung)

Bạn có thấy bài viết hữu ích không?

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *